097 535 6661

Kinh nghiệm khi ép cọc bê tông



Ép cọc bê tông trong thi công xây dựng là một trong những biện pháp xây dựng hữu hiệu nhất hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm thực tế được đúc rút ra trong quá trình thi công công trình.

Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng lực ép đưa cọc bê tông vào lòng đất. Lực ép có thể đến từ đối trọng hoặc ép thủy lực, có thể đưa cọc vào lòng đất mà không gây ra tiếng ồn hoặc làm ảnh hưởng đến các công trình liền kề khác.

Ép cọc bê tông có thể thực hiện bằng nhiều các khác nhau như ép neo, ép tải, ép robot... Mỗi biện pháp sẽ phù hợp với một công trình có địa hình khác nhau, nền địa chất khác nhau và khả năng đáp ứng máy móc khác nhau.

Trong quá trình thi công, sẽ nảy sinh khá nhiều vấn đề nhỏ, tuy nhiên cũng sẽ gây ra phần nào ảnh hưởng đến thời gian thi công. Bởi vậy, chúng tôi đưa ra đây các kinh nghiệm thực tế đã trải qua khi thi công để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Một số kinh nghiệm khi ép cọc bê tông

Trong phần phân tích này, chúng tôi sẽ giới hạn ở một số vấn đề quan trọng, cấp bách khi thi công như kinh nghiệm chuẩn bị trước khi thi công, thi công chống văng và chống nứt công trình liền kề.

Công tác chuẩn bị trước khi thi công

nghiệm thu sau khi ép cọc bê tông

Đây là công việc tối thiểu và bắt buộc với mỗi đơn vị trước khi tiến hành thi công ép cọc bê tông cho bất cứ công trình nào. Việc chuẩn bị nhìn qua có vẻ phức tạp, tuy nhiên nếu làm theo trình tự sẽ đảm bảo việc thi công diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ và an toàn.

Chuẩn bị gì trước khi thi công? Việc chuẩn bị đầu tiên chính là khảo sát địa chất, địa hình và đưa ra kế hoạch thi công thực tế nhất. Việc này sẽ quyết định tính thành bại của cả một công trình. Nếu bạn không khảo sát sẽ không chọn được phương pháp ép cọc tốt nhất.

Việc chuẩn bị thứ hai là chuẩn bị cọc bê tôngmáy ép cọc đến công trường trước khi thi công. Việc chuẩn bị này sẽ bị tác động bởi rất nhiều yếu tố như giao thông, không gian chật hẹp... Vì vậy, chuẩn bị tốt chính là đã bước một chân vào việc thi công thành công.

Chống nứt công trình liền kề

phương pháp ép robot cọc bê tông

Việc thi công ép cọc ở nhiều công trình đặc biệt là công trình kẹp khe như nhà dân, nhà phố... đều cần được lưu ý để tránh gây ra nứt vỡ hoặc hỏng móng của công trình bên cạnh.

Ví dụ, với công trình nhà kẹp khe, thường sử dụng biện pháp khoan mồi rút đất. Phương pháp này sẽ sử dụng khoan cánh neo để khoan sâu xuống đất, sau khi rút mũi khoan thì ép cọc vào thay thế. Biện pháp này không làm tăng cũng không làm giảm lực ép xuống nền đất cho hai bên công trình mà vẫn có thể ép cọc bê tông vững chắc.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần ép nhiều cọc thì nên chọn phương pháp văng U, như vậy an toàn và hiệu quả hơn, còn có thể tiết kiệm chi phí xây dựng.

Chống văng trên cao khi thi công

ép cọc bê tông móng nhà

Chống văng trên cao áp dụng cho các công trình nhà phố, nhà kẹt khe... nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình và người dân sống bê cạnh.

Biện pháp chống văng được chúng tôi sử dụng là cây sắt chống văng cao khoảng 7m trở lên. Biện pháp này chống văng tốt mà vẫn đảm bảo được việc thi công ép cọc bê tông.

Trên đây là 3 vấn đề lớn nhất luôn gặp phải khi thi công ép cọc bê tông. Vì vậy, hy vọng những thông tin chia sẻ kinh nghiệm này của chúng tôi sẽ giúp nhiều khách hàng hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Xem thêm bài viết : Địa chỉ uy tín ép cọc bê tông tại Hà Nội.