097 535 6661

Kỹ thuật khi ép cọc bê tông cố thép



Ép cọc bê tông cốt thép cho công trình là phương pháp không còn xa lạ gì với nhiều người. Tuy nhiên, để có thể thi công ép cọc đúng quy trình kỹ thuật thì lại đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và tay nghề tốt nhất.

Hai phương pháp ép cọc bê tông phổ biến

Hiện nay, có hai phương pháp ép cọc hiện trường được sử dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay.

Phương pháp đào hố móng

Phương pháp đào hố móng cọc bê tông

Đào hố móng là phương pháp được sử dụng khá phổ biến, cụ thể là khi thi công, người thi công sẽ tiến hành đào hố móng cao đến vị trí đỉnh cọc, sau đó đưa máy ép cọc đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu theo thiết kế.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp việc ép cọc thuận lợi hơn, không bị cản trở bởi đầu cọc và không phải ép âm. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được cho các công trình có mực nước ngầm cao và bị phụ thuộc vào thời tiết hoặc không gian công trình khi thi công.

Phương pháp ép cọc bê tông trực tiếp

Ép tải cọc bê tông bằng đối trọng sắt

Phương pháp ép cọc bê tông trực tiếp là phương pháp khá tiện dụng và hiệu quả. Trước khi ép cọc, mặt bằng thi công sẽ được làm bằng phằng, cọc và máy ép được đưa đến công trường và chuẩn bị ép cọc.

Để đạt hiệu quả cao thì phương pháp này cần ép âm, trước khi ép cần chuẩn bị cọc dẫn bằng thép hoặc bê tông cốt thép nhằm đảm bảo cọc chính sẽ được ép đúng đến chiều sâu thiết kế.

Sau khi cọc được ép xong, đội ngũ thi công sẽ thi công đài móng và hệ giằng đài cọc để phân bố lực ép đều lên tất cả các cọc. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, thuận tiện và thi công được trong mọi điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, phương pháp này phải chịu thêm một tầng tốn kém làm cọc dẫn.

Một số yêu cầu kỹ thuật ép cọc bê tông

phương pháp ép robot cọc bê tông

  • Cọc bê tông nên được sản xuất tại công trường hoặc vận chuyển đến công trường trước khi ép.
  • Khu vực xếp cọc cần tránh cản trở giao thông và đường ra vào của máy ép.
  • Cọc phải được đánh dấu tim cọc trước khi đưa lên máy ép, các cọc kém chất lượng cần được loại bỏ.
  • Trước khi ép đại trà phải tiến hành ép thử và có báo cáo chi tiết hiệu quả ép.
  • Xác định vị trí cọc ép đúng thiết kế để đảm bảo cọc ép đúng.
  • Cọc bê tông cốt thép phải có vành nối phẳng, không cong vênh, đầu cọc phẳng, trục cọc thẳng góc với tâm thiết diện cọc.

Cọc bê tông cốt thép là phương pháp thuận tiện và giúp thi công nhanh chóng. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao và an toàn cho công trình cũng như người thi công thì cần ép cọc đúng kỹ thuật.

Chất lượng cọc ép đạt yêu cầu khi:

  • Cọc đạt độ sâu như thiết kế, lực ép trên đầu cọc không nhỏ hơn Pmin.
  • Cọc không nghiêng quá quy định thiết kế 1%.
  • Cọc ép dở, cọc vỡ khi đang ép... đều cần phải được nhổ và thay thế bằng cọc mới chất lượng. Trường hợp có dị vật chắn ngang cần dùng khoan thích hợp để phá.
  •  Các cọc sau ép đại trà cần được kiểm tra kỹ thuật về độ sâu, độ nghiêng, đảm bảo tất cả cọc đều chuẩn kỹ thuật trước khi bàn giao.

Với những chia sẻ về các kỹ thuật ép cọc bê tông trên đây, hy vọng quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về việc ép cọc bê tông cốt thép. Mọi thông tin khác, vui lòng liên hệ với Ép cọc bê tông Thủ Đô qua số hotline: 097 535 6661 – gặp Mr Tuấn. Hoặc truy cập theo địa chỉ website: epcocbetongthudo.com để xem các thông tin mới nhất được cập nhật.

Ép cọc bê tông Thủ Đô – đơn vị ép cọc bê tông chuyên nghiệp và uy tín nhất tại Hà Nội!

Tham khảo thêm bài viết : Ép cọc bê tông tại Hà Nội.